Thư viện mô hình 3D miễn phí với Grabcad.com

Grabcad.com là trang web chuyên chia sẻ file mô hình 3D miễn phí do người dùng chia sẻ, có rất nhiều file 3D và các bài hướng dẫn upload lên website cho bạn tham khảo.

File 3D của tất cả các phần mềm Cad, chẳng hạn như: Solidworks, Proe/Creo, Catia, Inventor, NX, Autocad… Rất nhiều file chi tiết có cả cây lệnh, bạn có thể download về tham khảo cách vẽ của người ta. Website còn có thêm tính năng đăng các bài hướng dẫn rất tiện dụng do thành viên website cung cấp, từng bước từng bước một rất ư là chi tiết.

Sau đây mình xin giới thiệu sơ lược về giao diện và một số tính năng nổi bật trang Grabcad.com:

– Cần đăng kí một tài khoản để trở thành member trang web này, để có thể upload các sản phẩm của bạn chia sẻ với mọi người và quan trọng là để download được các file 3D bạn thích.


Hình 1 – Giao diện trang chủ Grabcad.com khi chưa đăng nhập.

– Giao diện trang HOME sau khi đã đăng kí một tài khoản và đăng nhập thành công, nơi update các mô hình 3D mới nhất do thành viên cung cấp.


Hình 2 – Giao diện trang Home khi đã đăng nhập

– menu LYBRARY, lưu trữ toàn bộ file mô hình 3D cho bạn lựa chọn. Nhớ sử dụng chức năng Search để nhanh chóng tìm thấy file 3D mong muốn nhé.l


Hình 3 – Giao diện menu LYBRARY

– menu CHALLENGES, nơi chứa các thử thách cho thành viên. Mọi người đều có thể tham gia thực hiện công việc thiết kế theo yêu cầu bên cung cấp. Nếu file của bạn được chọn, bạn sẽ là người chiến thắng và nhận được một số tiền thưởng và quà tặng khác của website Grabcad. (quà tặng kèm một chiếc áo thun chẳng hạn…)


Hình 4 – Giao diện menu CHALLENGES

– menu QUESTIONS, nơi chứa các thắc mắc câu hỏi cần giải đáp. Mọi câu hỏi sẽ được đưa ra ở đây, và mọi người sẽ trả lời giúp bạn.


Hình 5 – Giao diện menu QUESTIONS

– menu ENGNEERS, nơi show profile toàn bộ thành viên. Những thành viên uy tín nhất và nhiều giải thưởng của website nhất sẽ được show đầu tiên. Nhà tuyển dụng có thể tìm thấy được những nhân viên tốt nhất tại đây.


Hình 6 – Giao diện menu ENGNEERS

– menu BLOG, nơi update các thông tin mới nhất và hot nhất của website


Hình 7 – Giao diện menu BLOG

– Ngoài ra còn rất nhiều tính năng và thứ hay khác, bạn nào quan tâm thì nghiên cứu thêm nhé. Website này thú vị lắm đấy.

Nguồn:http://diendancokhi.org

Kernel của phần mềm CAD và việc chuyển đuôi giữa các phần mềm

Mỗi một phần mềm Cad- Cam được dùng trên một hệ kernel. Về khái niệm định nghĩa thì mình cũng không rõ chỉ đại loại là nó nói về các nguyên lý dựng hình CAD , các hàm Bézier, Newton Raphson, Tối thiểu nhị thừa pháp , hình học Topo v.v

Với những người dùng một phần mềm cad thì không đáng nói nhưng với người sử dụng hai phần mềm cad thì đó là một vấn đề cần quan tâm nó liên quan đến Khi hai phần mềm được dùng trên hai hệ kernel thì việc chuyển sẽ xảy ra rất nhiều lỗi trên bề mặt của chi tiết.

Với mình khi đi cũng có một vài kinh nghiệm nho nho ví dụ khi chuyển dữ liệu từ Rapidform sang một file trung gian là Xt hoặc step , igs rồi nhập trực tiếp bằng pro… bạn rất hay gặp các lỗi về bề mặt nhưng khi chuyênr qua một phần mềm trung gian là NX, Solid rồi xuất ra đuôi trung gian nhập vào Pro thao tác này có thể giúp bạn hạn chế rất nhiều lỗi có khi sẽ không để lại lỗi

  • Với của Pro-E ,Pro-Desktop thì là Granite One Kernel
  • CATIA, Space-E, Grade-CUBE, Cimatron-E thì là ACIS Kernel
  • Rapidform, NX, Solid Works, Solid Edge, MasterCAM là Parasolid Kernel
  • Nếu là WINCAD Pro hoặc các phần mềm xuất xứ của Nhật thì 90% là dùng DESIGNBASE Kernel của Ricoh cung cấp dựa trên Kernel do giáo sư Phan Thành Lĩnh phát triển.

Thực ra khi chuyển định dạng CAD sang dạng file trung gian như SAT, x_t ( parasolid), STEP, IGES v.v.. thì chắc chắn là sẽ xuất hiện sai lệch nếu dùng hệ Kernel khác.

Nhưng còn một yếu tố quan trọng mà ít người biết hoặc để ý đó là trị số tolerance. Nếu hệ CAD A dùng Tolerance là 0.01 để thiết kế nhưng khi chuyển dữ liệu sang hệ thống CAD B có tolerance mặc định là 0.001 thì dữ liệu sẽ sai hoàn toàn cho dù cùng chung trong một hệ thống Kernel bởi phần tử trên hàm số biên dạng đã bị thay đổi.Bạn nào đã học sơ qua hàm Bézier, Spline hoặc Tối thiểu nhị thừa pháp thì sẽ hiểu tại sao nó sai.

Đây là lý do vì sao tại Nhật các công ty lớn thường bắt buộc các hệ thống công ty vệ tinh phải sử dụng chung một phần mềm CAD, dùng chung tolerance theo quy định sẵn để thiết kế để giãm thiểu tối đa độ sai lệch giữa thiết kế và chế tạo.

Các bạn phải biết các mặt cong phức hợp như mặt cong của body xe hơi, xe gắn máy v.v..khi mà gia công tạo hình model bằng NC với vật liệu gỗ nhân tạo như 3 module hay hợp kim nhôm mềm thì người ta cấm đến cả việc xử dụng giấy nhám mịn để đánh bóng để giữ chính xác các đường cong biên dạng hay đường cong tạo mặt.

Sự khác nhau giữa tolerance trong CAD lúc thiết kế và CAM trong lúc gia công là đủ để sản phẩm model bị loại chứ chưa nói đến việc đánh bóng để ăn gian.

Bài này đươc tổng hợp trên diễn đàn meslab